Bannerchung_NUS

SV đang học tại NUS chia sẻ kinh nghiệm học hành, sinh hoạt

Thứ ba, 19/07/2022, 11:22 GMT+7

Vừa qua, Hợp điểm đã tổ chức buổi họp mặt online  với các bạn Freshmen để hướng dẫn các thủ tục trước lúc lên đường nhập học tại NUS vào tháng 8/2022. Tham gia buổi này còn có 3 bạn đang học tại NUS (NUS currents): Nguyễn Hoa Minh An, ngành Business Administration, Nguyễn Hoàng Minh Khôi, ngành Biomedical Engineering, Nguyễn Quý Đức, Computer Science.

Tại đây, Hợp Điểm & các bạn NUS currents đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về học hành, sinh hoạt khi nhập học tại NUS. Đồng thời, các bạn NUS currents cũng giải đáp các thắc mắc về ngành học, chuyển ngành, chi phí sinh hoạt, mua sắm vật dụng, tài liệu ở Singapore cũng như thông tin các KTX của NUS, làm quen bạn mới…

Nguyễn Hoa Minh An, SV2  ngành Business Administration

Nguyễn Hoa Minh An chia sẻ cho các bạn NUS Freshmen 2022

Để chuẩn gì thì bọn mình có 1 cái guidebook của VNCNUS để giúp các bạn có thể hoàn thành tất cả các bước như là thủ tục, chọn nhà ở… Mình mong là tới hiện tại các bạn đã apply cho nhà ở rồi, và cũng như dành thời gian bên gia đình, và cũng như hoàn tất đồ qua Singapore.

Mình muốn chia sẻ cái sai lầm mình đã có từ năm trước, đó là pack quá nhiều quần dài qua Singapore, thì mong là các bạn không lặp lại sai lầm đó. Tại vì tất cả các anh chị ở đây ai cũng đa phần mặc áo T-shirt và mặc shorts hết, đó cũng là một cái văn hóa ở Singapore, nên là các bạn hãy pack đồ đơn giản, gọn nhẹ và mát mẻ thôi.

Về việc học thì mình nghĩ là tùy ngành thôi, nhưng mà ngành của mình thì sẽ học khá là nặng, và những ngành như là Computer Science, hay Engineering thì sẽ học cũng khá là nặng, thì mình mong là các bạn sẽ chuẩn bị tâm lý là bước đầu các bạn sẽ không quen, nhưng mà dần về sau sẽ lấy được cái trớn và làm quen với môi trường học tập hơn.

Nguyễn Quý Đức, SV2 ngành Computer Science.

Nguyễn Quý Đức chia sẻ cho các bạn NUS Freshmen 2022

May mắn là năm ngoái mình là một trong những người đến sớm nhất NUS và gần như là trải nghiệm rất là trọn vẹn năm nhất so với mọi người, vì mọi người sẽ đến muộn hơn một xíu.

Chia sẻ của mình là có một đặc điểm trong năm nhất mà các bạn freshmen hay gặp phải là mọi người thường suy nghĩ quá mức, & chuẩn bị quá nhiều thứ để mang qua Singapore, và mình thấy điều đó không cần thiết cho lắm, bởi vì cho dù những kiểu giá ở Singapore một số vật tư có đắt hơn, các bạn mang sang cũng khá vất vả. Nên là mình thấy một số vật dụng trong phòng và vật dụng cá nhân, các bạn có thể qua Singapore mua rất là dễ dàng, ở xung quanh NUS có rất nhiều địa điểm các bạn mua đồ, trong campus cũng có địa điểm các bạn mua đồ.

Nếu các bạn ở PGPR thì các bạn cũng có một cái siêu thị để các bạn mua đồ luôn. Nên là các bạn hãy tận hưởng nốt những ngày tháng cuối cùng ở Việt Nam, sang Singapore rồi mình tính tiếp.

Nguyễn Hoàng Minh Khôi, SV2 ngành Biomedical Engineering

Tỷ lệ appeal lên ngành khác cao không?

Nguyễn Hoàng Minh Khôi chia sẻ: 

Cho tới giờ thì em chưa thấy có ai appeal lúc mà admit offer của mình, em vẫn chưa thấy ai appeal chuyển ngành, nhưng mà NUS có rất nhiều trường hợp chuyển ngành sau học kì 1 hoặc 2 của trường, chuyển ngành trong cùng trường như Engineering thì rất là đơn giản.

Chuyển ngành, ví dụ nhưng từ Engineering qua Computing thì sẽ phức tạp hơn một chút, và sẽ yêu cầu điểm các môn của mình tương đối, và cũng yêu cầu mình viết essay,nói chung quá trình phức tạp hơn một chút, em cũng thấy là nhiều người chuyển được từ Engineering sang Computing. Và việc đổi Single Major thành Double Major khá dễ, rất nhiều người học Double Major. Double Major hoặc là có thêm một cái Minor thứ hai rất là dễ ở NUS.

Nguyễn Hoa Minh An chia sẻ : 

Em cũng chưa thấy ai appeal đổi ngành khi nhận được offer, nhưng mà trường hợp đổi trong quá trình học thì em có thấy rồi. Đa phần thì trường sẽ xét học lực của bạn như thế nào, bạn có phù hợp với ngành mới hay không thôi.

Nguyễn Quý Đức chia sẻ : 

Mình cũng muốn chia sẻ với các bạn là các bạn có nguyện vọng học Double Major hoặc Minor nào thì các bạn lên thẳng trường các bạn hỏi về Major hay Minor đó, thì sẽ có yêu cầu cụ thể về cách các bạn có thể apply. Nhưng mà mình vẫn chưa thấy ai làm được muốn chuyển ngành. Mình khuyên các bạn cứ học thử một kì, học kỳ một không phù hợp các bạn có thể chuyển ngành sau cũng không muộn.

Ông Phúc Tiến, Trưởng đại diện tuyển sinh NUS tại VN chia sẻ : 

Về việc chuyển ngành tôi xin tham gia ý kiến, tôi đã hỏi Ban tuyển sinh và câu trả lời thế này.

Vẫn như quy chế hơn 20 năm nay, tất cả các bạn xin chuyển ngành không giống ngành các bạn trúng tuyển, chỉ thực hiện sau học kỳ 1, và các bạn phải thể hiện năng lực học tập của các bạn. Nếu các bạn học kém quá, các bạn chuyển qua ngành khác, thì có thể không đạt được yêu cầu.

Thứ hai là điều rất quan trọng, chính là một cách thức cũ, nhưng trong tình hình mới lại rất tốt, đó là các bạn được chuyển Major thoải mái trong cùng một trường. Nhưng năm nay NUS là đã thay đổi một số trường, như các bạn biết là Design và Engineering đã hợp nhất thành một trường. Science và Art-Social Science là hợp nhất thành một trường, cho nên số ngành sẽ gia tăng. Như thế là các bạn sẽ rộng đường hơn. Còn nếu như các bạn chuyển qua các ngành thuộc các trường khác, thì sẽ xảy ra vấn đề các trường đó có còn chỉ tiêu tiếp nhận các bạn không. Và do vậy các bạn phải nâng cao tính cạnh tranh, và phải chứng tỏ là có sự hợp lý ở đây.

Nếu có thắc mắc về học tập thì sẽ liên hệ qua đâu?

Nguyễn Quý Đức chia sẻ: 

Liên quan đến vấn đề học tập thì điều đầu tiên nên làm là lên Google Search NUS trường của mình, ngành của mình, xong rồi mình muốn hỏi như là Statistics thì học cái gì đúng không. Như NUS Statistics Minor, thì nó sẽ cho bạn cái list những môn học mà bạn cần hoàn thành để được cái Minor đấy. Thì đấy là việc đầu tiên mình làm, nếu mà trên trường cũng không có thông tin thì mình có thể email trực tiếp cho bên Faculty, nếu học Computer Science thì NUS School of Computing, nếu học Computer Engineering thì là Faculty of Engineering, hoặc là bên Business thì NUS Business School. Đấy, bạn email hỏi thẳng đến Faculty.

Trong thời gian Covid liên hệ email nhà trường phản hồi nhanh không?

Nguyễn Quý Đức chia sẻ: 

Trong thời gian này, cao điểm, ví dụ thời gian tuyển sinh, họ nhận hàng chục nghìn email một ngày, nên các bạn không thể expect người ta trả lời đúng giới hạn được, thường thì sẽ là khoảng 3 ngày. Các bạn cứ đợi, nếu không nhận được email trong vòng 7 ngày thì các bạn có thể gửi mail một lần nữa.

Nguyễn Hoa Minh An chia sẻ:  https://www.reddit.com/r/nus/

Các bạn có thể tham khảo thử rất nhiều những thông tin học tập, như là thông tin tiếng nói của học sinh sẽ được voiced trên Reddit của trường. Các bạn có thể search thử NUS Reddit, thì các bạn có thể thao khảo kinh nghiệm học những ngành những môn. 

Ngoài việc lên NUS smart để xem review ra, thì các bạn có thể search thử cái mã ngành, mã môn trong Reddit của trường. Khi mà có những cái thông tin liên quan đến các sự kiện trong trường, đa phần được các học sinh nói lên ở Reddit, và cũng như tụi mình sẽ tham khảo thông tin kiểu như Exchange Program, xem là năm ngoái có bao nhiêu người đã đậu Exchange cái trường này, tỷ lệ cạnh tranh như thế nào, đa phần mọi người sẽ update lên Reddit, nên mọi người có thể tham khảo thử nha.

Tuition loan (vay học phí) có được trả trong thời gian đi học hay trả sau thời gian đi học?

Nguyễn Hoa Minh An chia sẻ : 

Việc trả Tuition Loan trong thời gian học hoàn toàn không thể. Các bạn chỉ có thể trả lại Loan khi mà các bạn đã tốt nghiệp thôi. Các bạn hoàn toàn có thể, trong thời gian học, kiếm đủ tiền, tức là sau khi bạn học xong, tới khi bắt đầu tính lãi, thì sẽ có một khoảng thời gian nhất định, không nhớ là bao nhiêu, khoảng từ nửa năm tới một năm. Thì trước khi khoảng xin lãi đó xảy ra, thì các bạn có thể dùng khoảng tiền đó để trả hết luôn. Đó là chuyện mà một anh Youtuber nổi tiếng từng làm. Đa phần các anh chị Việt Nam sẽ không làm vậy, thường sẽ đi làm rồi mới dùng tiền lương để mà trả Loan. Thường tốn khoảng 1-2 năm sẽ trả hết Loan. Và lãi suất thì sẽ tùy vào lãi suất của ngân hàng vào lúc đấy.

Cần chú ý các điều khoản vay gì?

Nguyễn Hoa Minh An chia sẻ: 

Em nghĩ cần chú ý Tuition Fee Loan, các bạn cần phải làm grant, các khoảng Loan khác nữa như NUS Study Loan, hoặc là Assistant Loan hay cái gì đấy, thì có một chuyện các bạn cần để ý, đó là phải làm cho được cái Tuition Fee Loan trước đã, vì nó là tiên đề cho những cái Loan khác. Tức là bây giờ bạn có thể làm xong những cái Loan khác nhưng mà Tuition fee Loan các bạn vẫn chưa làm, thì các bạn sẽ không được tính những cái Loan khác, nên là phải tranh thủ làm cái Tuition fee Loan trước, vì nó là cái tiên đề, và thứ hai nó chiếm phần trăm lớn nhất trong tất cả các Loan.

Trong HB Asean có cho khoảng tiền để mua máy tính thì mình có thể tự mua gửi lại hóa đơn hay trường cung cấp tiền để mua gì cũng được?

Nguyễn Quý Đức chia sẻ: 

Năm trước, bọn em được học bổng không có khoản tiền mua laptop, năm nay thì có phần này. Bắt đầu sẽ được nhà trường cấp tiền cho laptop thì khả năng cao là sẽ phải mua và gửi hóa đơn cho trường. Đó là khả năng cao thôi tại vì là để tránh trường hợp là không cần thiết ấy. Nhưng mà vì năm nay là năm đầu tiên nên em chưa rõ cái chính sách của nhà trường nên là các bạn cứ tự sang tự trải nghiệm thôi ạ.

Mua máy tính ở Singapore hay mua ở Việt Nam chất lượng giá cả như thế nào để so sánh?

Nguyễn Quý Đức chia sẻ :

Có một lời khuyên cho các bạn là hãy đến Singapore và mua máy tính, tại vì Singapore mua máy tính thì bảo hành sẽ tiện hơn, thứ hai là đầu sạc điện ở Singapore sẽ khác ở Việt Nam, nên lúc nào cũng phải mang theo một cái chuyển đổi ra ngoài nên bất tiện. Nhưng nếu mua máy tính ở Singapore thì các bạn không cần phải chuyển đổi nên các bạn dùng ổ điện của Singapore. Giá cả, theo mình thấy thì Singapore rẻ hơn Việt Nam một xíu, và nếu mà bạn nào có ý định mua Macbook thì sẽ rẻ hơn khoảng 3-4 triệu, vì các bạn sẽ có Student Discount của Apple, là mỗi năm bạn sẽ mua được 1 Macbook hoặc iPad theo giá của sinh viên. Đấy là các bạn mua Macbook.

Còn đa phần các bạn học Engineering hoặc Science sẽ phải mua Windows, mình cũng khuyên là các bạn nên sang Singapore để mua vì chất lượng cũng không quá chênh lệch, chắc chắn là giống nhau rồi. Mình thấy việc mua tại Singapore sẽ bảo hành và mình dùng tiện lợi hơn thôi.

Về việc chọn mua máy tính thì các bạn cân nhắc theo ý thích của bản thân thôi, mà còn phù hợp với ngành học của bạn nữa. Ví dụ như là các bạn học Engineering thì các bạn không thể mua Macbook được, vì rất nhiều môn các bạn phải sử dụng phần mềm trên Windows. Còn những bạn mà học Business Administration hoặc là Computer Science có thể dùng Macbook được, vì các bạn không cần thiết phải dùng các phần mềm bên Engineering. Các bạn có thể lựa chọn phù hợp với bản thân thôi.

Nguyễn Hoa Minh An chia sẻ :

Em cũng khuyên giống như Quý Đức, các bạn hãy qua Singapore rồi hãy mua Macbook, bởi vì thường mọi năm, khoảng thời gian này trở đi, thì sẽ có Student Discount, các bạn sẽ được giảm giá khoảng 10%, nó sẽ rẻ hơn giá ở Việt Nam một vài triệu, đôi khi cũng có những cái Special Offer. Như là năm ngoái thì tụi mình được tặng free một cái Air Pod, và khi các bạn dùng cái Air Pod này đi bán lại trên Carousel nếu các bạn đã có Air Pod rồi thì sẽ lời thêm được khoảng một trăm mấy (SGD) nữa. Tất nhiên nó sẽ rất là lợi, các bạn nên mua ở Singapore.

Chợ Carousel, tức là ở Singapore có một cái ứng dụng rất là thành công, và tất cả người dân dùng nó rất thường xuyên. Các bạn có thể tải về trước để xem, có mua được cái gì không. Các anh chị thường sẽ move in hoặc move out các resident, thì các anh chị sẽ mua bán ở trên đó. Thì họ sẽ bán lại Portable Air Con (điều hòa không khí di động), bán lại những vật dụng dùng trong ký túc xá.

Các hãng điện thoại hoặc laptop mà có promotion?

Nguyễn Quý Đức chia sẻ :

Đa phần các học sinh Computer Science sẽ khuyên nhau xài Macbook. Vì thứ nhất xài nó tiện, thứ hai là bền các bạn có thể dùng trong suốt 4 năm học vẫn rất ok. Mà hồi trước mua ở Singapore 27 triệu đã có discount, bởi vì em add option, còn cái bản thấp nhất của Macbook, thì bản đấy chắc chắn là vẫn xài rất tốt, vì rất nhiều các anh chị đã xài, khoảng 25 triệu discount 10% xuống khoảng là 23 triệu. Chắc đấy là cái máy tốt nhất trong tầm giá mà các bạn học CS, còn học ngành Engineering và các ngành Science thì đặc thù thì như em đã nói được là các phần mềm không dùng được trên Macbook.

Thì các bạn có thể xem xét các option như là ThinkPad, hoặc là Dell, thì các máy đấy rất là bền, nó sẽ đi cùng mình suốt thời gian học, nên thời điểm ban đầu các bạn không nên quá hạn hẹp với cái budget để mình có một cái laptop mình xài. Các bạn vẫn cứ chọn một cái laptop phù hợp với bản thân, vì cái này các bạn sẽ dùng trong ba bốn năm. Cứ chọn cho phù hợp với mình.

Còn về điện thoại thì bên này có một cái là có rất nhiều việc cần scan, chủ yếu là scan điểm danh này, rồi scan để thanh toán này, thì mình thấy là option tốt nhất ấy chắc là iPhone, thì scan ra thì iPhone rất là tốt, nhận scan rất là tốt, mà dùng rất là tiện, còn iPhone thì rất là tiện, khi mà các bạn cần trả tiền e-Money thì các bạn đưa điện thoại ra, có NFP thì nó sẽ cho các bạn vào mua thẻ.

Còn Android, nếu bạn nào vẫn thích Android thì mua Android xài thôi, thì mình vẫn recommend iPhone.

Nguyễn Hoa Minh An chia sẻ :

Em đang dùng một cái Macbook màu hồng. Em nghĩ là các bạn không học ngành Business thì các bạn nên quan tâm đến functionality, còn bọn em học Business thì sẽ quan tâm một tí đến diện mạo của nó nữa.

Em cũng recommend iPhone vì có nhiều thứ ở Singapore thì có iPhone thì nó tiện hơn. Nhất là việc quét mã QR. Khi các bạn lên bus thì các bạn không cần cầm thẻ đi bus nữa, mà các bạn hoàn toàn có thể add cái thẻ với thẻ ngân hàng của mình, rồi add thẻ ngân hàng vào cái Apple Wallet. Thì các bạn lên thì các bạn chỉ cần cầm điện thoại là lên bus thôi.

Chia sẻ cuộc sống ở ký túc xá như thế nào?

Nguyễn Quý Đức chia sẻ :

Năm vừa rồi cũng tại Covid nên là nhận được kết quả rất là muộn. Gần 90% học sinh, sinh viên Việt Nam ở cái batch vừa rồi đều vào PGPR là Prince George's Park Residences, thì đa phần mọi người vào đây thì kiểu PGPR là đông người Việt, còn là các bạn chắc cũng quan tâm đến Law, hoặc là Art, Science, thì các bạn có thể đọc trong Guidebook, bọn mình đã tổng hợp các ý kiến, các kinh nghiệm từ các anh chị khóa trước. Các bạn có thể đọc tham khảo, hoặc các bạn đơn giản chỉ cần lên Instagram status về những cái Law, Arts. Thì các bạn có thể tìm hiểu rất nhiều cái hình ảnh.

Đa phần bọn mình đều ở PGPR, nên là mình cũng không có những cái trải nghiệm trọn vẹn nhất như là những người ở Halls có nhiều hoạt động hơn ở resident. Thì chủ yếu hoạt động của bọn mình nằm ở làm việc, mọi người sẽ tự tham gia câu lạc bộ, hoặc là những người trong cộng đồng Việt Nam sẽ sinh hoạt với nhau trong các câu lạc bộ.

Nguyễn Hoa Minh An chia sẻ:

Em cũng là một trong những 90% vào PGPR năm ngoái. Năm ngoái 90% freshmen đều vào PGPR, thì nó có cái điểm vui đó là mọi người gathering rất là nhiều. Mọi người đi ăn, đi chơi với nhau, và mọi người rất là thân thiết với nhau. Thì cái nhóm của em năm ngoái là như vậy.

Thì có một cái là cũng không hẳn mọi người sẽ nói tiếng Việt mà quên luôn tiếng Anh đâu ạ. Ví dụ em có đi câu lạc bộ leo núi, rock climbing, với câu lạc bộ Dance với các bạn người Việt, thì ở đây bọn em cũng sẽ cố gắng nói chuyện tiếng Anh với nhau, để dễ dàng kết bạn với những bạn nước ngoài ạ, chứ không phải là đóng kín bản thân mình rồi chỉ nói chuyện tiếng Việt thôi.

Còn về các residents khác thì khuyên các bạn nên đọc Guidebook, vì các anh chị đã tổng hợp nhiều các review của các local và international student về việc ở Halls, ở OC, nên là mong các bạn có thể tìm hiểu thêm về việc học Guidebook. Ngắn gọn thì Halls sẽ là nơi mọi người sẽ ăn chơi trát táng rất là nhiều, nó như là văn hóa Mỹ vậy đó, em cũng biết khá nhiều bạn Singapore ở homes, thì đôi khi các bạn sẽ kiểu đi học, rồi về nhà đi chơi, rồi đi pub, rồi thức đi box đến 3-4 giờ sáng, rồi mới bắt đầu vào bàn học, thì văn hóa khá là hardcore, thì năm nhất các bạn có thể thử, và năm hai thì move out.

OCs thì sẽ là một cái cân bằng giữa Halls với residences, nó có associate, không nhiều bằng Halls, nhưng mà không phải là không tồn tại như residences, các bạn có thể cân nhắc mình thích cái gì để chọn hostel cho phù hợp.

Ở PGPR đồ ăn đắt không và có nấu ăn được không?

Nguyễn Hoa Minh An chia sẻ :

Tốn tiền hơn thì chắc là có mà ngon hơn cũng chắc chắn là có luôn. Cái meal plan của cái Halls thì nghe bạn em review thì rất là dở, còn đồ ăn của PGP thì khá là ngon. Và một việc vui nữa khi mà có rất nhiều người Việt ở đông, ở PGP, là năm ngoái bọn em tụ tập nấu nướng khá là nhiều, khá là vui ạ. Mọi người cùng nhau xúm lại nấu một vài món, cùng nhau ăn thì nó khá là vui.

Em nghĩ là hoàn toàn có thể nấu nướng được, các bạn có thể đi đến IKEA để mua những dụng cụ nấu nướng, rồi mỗi tuần lại đi đến Fair Price để mua nguyên liệu, rồi các bạn cứ nấu, nếu các bạn siêng thì sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền.

Ở đằng sau PGP có một quán người Việt là Quay Haven, thì đa phần mọi người muốn ăn món Việt thì sẽ ra đó. Sẽ đắt so với ăn trong campus, nhưng lâu lâu ăn một lần thì cũng đáng.

Trung bình sinh hoạt phí bao nhiêu/năm?

Nguyễn Hoa Minh An chia sẻ :

Một năm bây giờ, các bạn có thể tự làm toán ạ, ăn ở thì tầm 2500-3000 (SGD) một học kỳ, ăn thì mỗi một bữa thì cứ tính là 5 SGD, nếu các bạn eat out hoặc đi chơi với bạn bè như ở mall thì tầm 10-15 SGD. Chi phí đi lại thì đi bus trong trường thì miễn phí. Đi lại ở ngoài thì bus ở MRT ở ngoài mất khoảng 2 SGD. Thì các bạn có thể tự tính bằng nhu cầu của mình. Em nghĩ thì 4000 SGD có thể đủ cho một học kì ấy, vì ở thôi đã 2500 rồi.

Nguyễn Quý Đức chia sẻ :

Nếu mà em có học bổng ấy, nếu mà tính ra, thì cái tiền mà các bạn được tài trợ để ăn ở thật ra chỉ đủ để trả tiền ở mà thôi. Nếu các bạn ở PGPR thì một học kỳ các bạn sẽ mất khoảng 2500 đến 2700. 2700 vì đã tăng giá rồi. Các bạn có thể ở lại kì đông, như bọn mình ở lại kì đông, thì mất thêm 1000 nữa. Mình sẽ mất khoảng 5000, tức là hết cái tiền người ta đã cho rồi.

Thì nếu đã được học bổng ASEAN rồi thì không ai apply cho một cái Financial Aid và Bursury nào cả, tại vì là tỷ lệ mình được nhận cũng sẽ thấp hơn, tại vì mình đã có Học bổng ASEAN là cover toàn bộ Tuition Fee, mà được tặng 6000 SGD để ăn ở, mà có số tiền đấy mình đã lợi thế hơn so với các bạn rồi, vì Financial Aid và Tuition Fee chỉ dành cho những bạn chưa được học bổng. Bởi vì có một số điều khoản mà các bạn phải đọc kỹ là có một số khoản các bạn chỉ nhận được 1 học bổng thôi, không được nhận 2 học bổng. Cho nên khi các bạn apply mà các bạn không để ý tới thì các bạn sẽ vi phạm một số điều khoản, mà các bạn có thể bị nhắn nhở. Nếu các bạn có học bổng thì chắc là không cần.

Nguyễn Hoa Minh An chia sẻ :

Em được tầm 1000 trong một năm. Phải khai báo, tức là ai nộp Financial Aid như thế nào thì cũng phải khai báo thu nhập của gia đình. Nhưng mà cái việc cho Bursary như thế nào thì còn tùy vào việc bạn ở Faculty nào, ví dụ như cái Bursary của em là Bursary của Business. Thì những gì các bạn phải làm chỉ là các bạn phải nộp một cái application cho Financial Aid nói chung thôi, khi các bạn được bursary thì các bạn chỉ cần nhắn một cái thư cảm ơn là xong rồi ạ, không có cái gì hết. Coi như là trường cho không mình 1000 SGD.

Có dễ làm quen với các bạn SV quốc tế không?

Nguyễn Hoa Minh An chia sẻ:

Mình quen khá là nhiều bạn từ nhiều quốc gia khác nhau tại Singapore. Mình nghĩ là việc có dễ hay không tùy thuộc phần lớn, rất, rất, rất lớn vào personality của mỗi người luôn. Tức là nói về người Singapore không, thì họ khá là hướng nội, thì đa phần thì những ngành như là ngành của em thì mới socialize với nhau nhiều hơn.

Các ngành kỹ thuật khác thì em để ý là họ cũng khá là introvert, nhưng mà có một điểm em nhận ra đó là, mặc dù họ khá hướng nội, nhưng miễn là mình sẵn sàng reach out với họ, là người chủ động nói chuyện trước, thì đa phần ai cũng sẽ thân thiện, hòa đồng ấy ạ.

Việc giao lưu với các bạn nước ngoài thì cách tốt nhất, là các bạn hãy tham gia các CCA, tham gia các hoạt động networking. Hiện tại thì em đang làm trong NUSSU RSR, một cái International Student relation, một cái committee của NUSSU. Mỗi năm thì RSR sẽ tổ chức những cái event để các bạn có thể làm quen với nhau, local với international với exchange. Thì em thấy đây là một cái sự kiện khá là vui. Thì tụi em đã làm bowling này, tụi em đã đi trek này, tụi em đã làm picnic, và rất là nhiều sự kiện ạ.

Em nghĩ là chỉ cần mình sẵn sàng là người chủ động thì mình sẽ luôn luôn tìm được rất nhiều các mối quan hệ mới. Những người bạn của mình, khi mà mình đi chơi với họ, thì họ sẽ dần dần đem theo những người bạn mới, và dần dần vòng bạn bè của mình sẽ càng lớn ra.

Tùy vào người nước ngoài kia là người gì đấy ạ. Với người Singapore thì các bạn đừng nên lại và hỏi “Ê, đi ăn không?”. Các bạn nên có một điểm chung với người ta. Nếu mà các bạn đến từ phương Tây, ví dụ như các bạn exchange thì các bạn có thể nói “Ê, đi ăn không?” hoàn toàn có thể luôn. Họ sẽ rất là vui vẻ, hào hứng và rất là rộng mở với những lời mời, vì họ rất là dễ tính.

Nguyễn Quý Đức chia sẻ :

Cái năm của em bị một cái là cái năm Covid, nên là tất cả các lớp đều là online. Năm vừa rồi mình học 12 lớp thì chỉ có 3 lớp là được đến trường học một buổi trong tuần thôi. Nên bảo là làm quen thì nó sẽ khó hơn, vì năm nay các bạn may mắn các bạn học offline, các bạn có thể sẽ làm quen với rất nhiều bạn trong lớp, ngồi cạnh nhau, rủ đi ăn rất là đơn giản. Hoặc là học chung nhóm cũng rủ đi ăn rất là đơn giản. Thì các bạn có thể an tâm.

Thì các bạn có thể ghi danh các câu lạc bộ, nếu các bạn thích bơi lội thì tham gia câu lạc bộ bơi. Ai thích võ thì tham gia câu lạc bộ Judo hoặc là boxing. Lưu ý là nếu các bạn muốn tham gia các câu lạc bộ thể thao ở NUS thì các bạn phải try hard, các bạn phải nghiêm túc, vì bên NUS mọi người khá là intense.

Các bạn cứ có sở thích thì các bạn có thể reach out với người ta. Vì một đặc điểm ở đại học là người ta sẽ không tìm đến bạn, mà bạn muốn thì bạn phải tìm đến người ta, để hỏi người ta, để ask to join. Thì các bạn phải chủ động trong việc muốn mở rộng mối quan hệ, muốn làm quen với nhiều người hơn.

Còn cái đặc biệt thì rất là nhiều người sẽ có những cái sở thích rất là khác biệt, đôi khi sẽ khó làm quen hơn, nói chung là hợp tính thì chơi. Khi em năm nhất thì chủ yếu bạn em là từ Computer Science hết.

Tại vì các bạn học đại học thì việc học của bạn cũng không chiếm được hết cả ngày, các bạn không thể nào mà ngồi học 12 tiếng, ngủ 8 tiếng và ngồi ăn 4 tiếng. Học xong bài làm mình sẽ đi chơi, đi giao lưu ấy, nên là các bạn sẽ không trầm cảm đâu.

Nếu mà áp lực học hành quá thì mình suggest là trong học kỳ đầu tiên thì chỉ lựa chọn 5 môn thôi, và đây là cái ngưỡng cho các bạn học, còn ai thấy dễ có thể học nhiều hơn, nhưng mà học nhiều hơn lại sinh ra cái stress hoặc là áp lực, học đủ chỉ tiêu và các bạn sẽ luôn vui vẻ ạ.

Nguyễn Hoa Minh An chia sẻ :

Cũng có đại diện NUSSU RSR để làm việc với các tổ chức đại diện, thì chắc là sắp tới sẽ có một cái International Student Office cho các bạn học sinh quốc tế, trong đó có học sinh Việt Nam, NUSSU hoặc OSA có rất nhiều các workshop dành cho mental wellness, có những cái hotline, những cái clinic như là thầy Tiến để nói, cũng giúp đỡ các bạn học sinh về các vấn đề mental wellness.

Xem chi tiết bên dưới : 

Ý kiến bạn đọc